Hường dẫn băng cựa gà

Lắp Cựa Thời Xa Xưa

Robert Howlett – Trích “The Royal Pastime of Cock-fighting” (1709)

 


Và về việc lắp cựa cho gà, không có một công thức nhất định nào, bởi cách thức và đòn lối của một số con đòi hỏi cựa phải lắp thật cao; số khác lại thật thấp: Con này phải lắp cựa “gai” (narrow), con kia lại phải lắp cựa ngay (wide) hết mức có thể.

Và do vậy, tôi không để ai khác lắp cựa, trừ phi anh ta phải xem gà xổ trước đó, và nhận biết lối đá của nó; không những anh ta chẳng thể trở thành một chuyên gia lắp cựa [nếu không làm vậy], mà theo tôi cách phù hợp nhất để lắp cựa gà là chăm sóc và xem nó xổ.

 Nguyên Tắc Lắp Cựa Gà

  1. W. Cooper – Trích “Game Fowls, Their Origin and History” (1869)

 

Hãy nhờ một phụ tá giữ gà; giữ nó sao cho mặt trong của cẳng chân ở đúng tầm, rồi dùng ngón cái và ngón trỏ nắm kéo ngón thới của gà; trong khi làm vậy bạn sẽ thấy sợi gân chân nhấp nhô ngay tại gối. Bạn sẽ  lắp cựa bên phải thẳng hàng với mép ngoài của sợi gân ngay tại gối, và cựa bên trái thẳng hàng với mép trong của sợi gân ngay tại gối. Cẩn thận không chỉnh cựa trái quá gai vào trong bởi sẽ khiến gà tự đâm chính mình. Theo nguyên tắc chung áp dụng cho người mới chơi, tốt nhất bạn nên lắp cựa phải thẳng hàng với mép ngoài của chân đối diện với gối; và cựa trái thẳng hàng với mép ngoài của sợi gân ngay tại gối [người mới chưa quen chỉnh cựa nên sẽ an toàn nếu chỉnh cựa cả hai chân ngay hơn về thới]. Các bạn trẻ mới chơi nên lắp theo cách này cho đến khi trở nên thuần thục để lắp theo cách đầu tiên. Bởi nếu chỉ lắp cựa lố một phần mười sáu inch [một li rưỡi] vào trong sợi gân gối thì gà có thể tự đâm vào chính mình; và do vậy cần hết sức cẩn trọng khi lắp cựa. Chúng tôi áp dụng lối lắp cựa này trong vòng 30 năm, và  luôn thành công với một vài trường hợp ngoại lệ, vốn không phải do lỗi lắp cựa. Chúng tôi chưa từng thấy con nào đá quá 30 chân khi lắp cựa theo cách này mà một trong hai con chưa tử  trận. Bởi vậy trường hợp hai con đá hoài mà chưa bị chết hay gục ngã, chắc chắn là vì lắp cựa kém.

Khi chuẩn bị gà đá trường và trước lúc bạn đưa gà vào lồng để biệt dưỡng, hãy đột cựa. Không đột quá ngắn, mà đủ dài để gắn đế cựa sắt lên cho chắc chắn. Sau đó, bạn đệm cựa bằng một mảnh giấy ẩm hay da ngựa thật mềm, để đế cựa sắt tròng vào thật khít, và không bị xê xích. Khi bạn đã chỉnh cựa xong, hãy cột nó bằng chỉ sáp  (wax-end) loại tốt nhưng không quá chặt khiến chân và các ngón bị đơ. Loại cựa sắt (gaft) sử dụng thường được đôi bên thỏa thuận trước trận đấu. Chiều dài và loại cựa phải gần như nhau, không thể phân biệt. Trách nhiệm của trọng tài là kiểm tra cựa dựa vào thỏa thuận của đôi bên. Gà cũng phải có trọng lượng tương đương. Trong khi gà của bạn đang cân, hãy chụp một cái bao, dùng riêng vào mục đích này, lên đầu để ngăn gà ngọ nguậy, nhờ vậy mà trọng lượng của nó mới chính xác. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, hãy đá theo luật địa phương của bạn, hoặc những luật được ghi trong sách này.

 

Nhiều người có lẽ còn bỡ ngỡ với hàng loạt loại cựa sắt khác nhau, cả cựa hợp lệ lẫn cựa đểu, chúng tôi sẽ mô tả về chúng sau đây.

Loại cựa hợp lệ  là cựa tròn với đế gần như tròn, và bề ngoài quen thuộc. Những loại như cựa võng [drop socket: cựa hình số 3 hoặc số 7] là không công bằng và việc sử dụng chúng cần bị ngăn cấm. Ở những loại này, đế cựa dài và mặt dưới (lower side) được đệm da để cho vừa với gốc cựa xương, và cũng nhờ được đệm, khiến cựa hạ thấp xuống gần đến ngón chân; gọng cựa cũng võng xuống gần đế, gần như chạm vào bàn chân. Mũi dao có thể được chế từ cựa tiêu chuẩn hay cựa võng; lưỡi như mũi kiếm, dẫu chúng tôi từng thấy cả  loại ba ngạnh. Tất cả những loại cựa khác với loại đế tròn và gọng tròn đều bị coi là không hợp lệ. Người lắp cựa, nài gà cũng như trọng tài nên để ý đến vấn đề này.

==========================

*Sách của bác sĩ Cooper đã trở thành tài liệu kinh điển cho nhiều thế hệ sư kê trong hơn một thế kỷ chọi gà, cho đến tận ngày nay! Đây là phần mô tả của ông về hình lông và lối đá:

“Nhiều sư kê có kinh nghiệm đều công nhận rằng dù gà bạn có gan lỳ đến đâu thì khi bị cựa vào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh nó sẽ không chịu nổi.”

Người mà chúng tôi hết sức tin cậy, trong một trận ở Wilmington, Delaware, có con gà trúng cựa và bỏ chạy. Ông được một sư kê người Anh có mặt ở đó nói cho nguyên nhân, và sau đó ông mang gà về nhà, giết và mổ xác, phát hiện ra một đống máu bầm trong ống dẫn tinh, và vết đâm của cựa. Ông sau đó đem toàn bộ anh em cùng bầy với con này đi đá và tất cả đều gan lỳ cho đến chết. Khỏi cần phải nói giờ ông tin tưởng điều này đến mức nào. Nài trong trường đấu cũng hành động dựa trên kiến thức này, đôi khi chơi đểu bằng cách bấm gà, không đến mức lộ liễu, nhưng bấm đủ đau vào tinh hoàn để làm chúng bị rót.

Gà có lối đá riêng và đôi khi được phát trển thành một dòng hay phân dòng. Điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng trên thực tế, một số dòng được đặt tên theo lối đá của chúng.

Gà NẠP LÙA (shuffler) được đặt tên như vậy bởi vì khi đá chúng luôn nạp, lùa và đá theo cách thức gấp gáp, ồ ạt. Chúng thường đá thấp, nhắm vào thân và hiếm khi đá lên đến đầu của địch thủ. Gà loại này nên luôn đá với thể loại cựa dài, đại loại hai hay thậm chí hai inch rưỡi (5 – 6.4 cm) tùy trọng lượng; lý do là vì khi gà chỉ đâm thân, cựa phải đủ dài để đâm sâu và gây ra vết thương chí mạng. Khi bạn buộc phải đá thể  loại cựa ngắn, hãy chọn những con đá cao chân và giỏi tránh né. Những con này khi đá cựa ngắn sẽ chiếm ưu thế so với gà nạp lùa; nhưng khi đá cựa dài thì lợi thế không còn nữa, mà nếu có thì sẽ nghiêng về phía gà nạp lùa.

Một số con có thói quen hụp đầu khi gà địch đá, và ngay khi gà địch đá trượt và bay qua đầu, nó bèn xoay lại và đá liền trước khi địch thủ kịp lấy lại thăng bằng. Những con như vậy rất nguy hiểm và một số người chuộng.

 

Gà CHẠY XE (wheeler) được gọi theo lối đá của chúng – Một số con phát triển thành tật hay thói quen tự nhiên, mà theo đó chúng chạy xe sau ba hay bốn cú đá. Dẫu lối đá này không được chuộng, chúng thường thắng phần lớn trận đấu nhờ lối đá này.

Những con khác đá đá tương đối chân phương, trực diện – không bao giờ lưỡng lự, nhùng nhằng. Chúng đá ngay lập tức, và đá nạp hoặc đá lông. Chúng gan lỳ đến tận xương tủy, và một khi nắm lông, chúng sẽ đá cho đến khi mất đà hoặc bị đối phương ngăn cản, và sau đó chúng nhanh chóng đá lại như thể trả đũa cho sự cố này, hoặc để ngăn cản đối phương chiếm ưu thế. Đây là loại chiến kê được ưa chuộng hàng đầu, không chỉ vì lối đá hay, mà còn vì những chiến kê như thế này thường hạ thủ tốt, và bởi vì chúng dường như trả lời trực tiếp cho điều mà ai cũng mong đợi: sự gan lỳ.  Có những khác biệt về hình dạng (shape) và dáng (station), một số dòng và phân dòng cẳng dài, lêu nghêu, trong khi số khác lại thấp bé, phục phịch. Gà cẳng dài, không phải lúc nào cũng vững chãi, nhưng nhiều con vẫn làm được, và khi đặc điểm này xuất hiện, nó không chỉ có giá trị đấm đá, mà còn góp phần vào vẻ đẹp của gà – bên cạnh bộ lông, rậm rạp và xum xuê, kết hợp với vóc dáng.

 

Thông thường, gà cẳng ngắn đứng vững chãi, và nâng đỡ cơ thể ở vị trí phù hợp. Qua một thời gian dài đá trường, chúng tôi nhận thấy đa số đều chuộng gà dáng đẹp với cẳng dài và mạnh mẽ – chúng tôi nhấn mạnh cẳng dài đá trường, chứ không phải gà kiểng. Nhiều người tin rằng gà cẳng dài, cổ  cao có nhiều lợi thế  rướn, và đứng đầu trong số những chiến kê đá hay và mạnh nhất, và như vậy, chúng cũng có lợi thế khi đá lông (billing) [các tác giả sau thường dùng “bill hold”= đá lông, “billing”=cắn mổ trước khi thả].

Thật sai lầm khi cho rằng gà dáng cao, cẳng dài luôn chiếm ưu thế so với gà dáng thấp. Chúng ta thường thấy rằng gà dáng cao đá không chính xác, lối đá do dự và thận trọng kể cả với đối thủ nhỏ hơn nhiều; thỉnh thoảng bạn cũng thấy có con đá lông kém, và khi hai điều này cùng kết hợp thì những con như vậy không nên đem đá trường, dẫu dòng giống của chúng là gì đi nữa.


Chúng ta thường thấy gà dáng thấp, khi đá trường,  tự vươn thẳng đến độ cao bất thường, nâng dáng trong sự phấn khích khi đối địch – Những con như thế này thường rất cảnh giác, mạnh mẽ và xuất sắc trong đá trường.

Không hề có công thức nào về dáng, màu sắc, hay hình dạng áp dụng cho việc tuyển chọn một chiến kê xuất sắc. Chắc chắn rằng không gì có thể mô tả một cách tường tận. Đa số mọi người đều dựa vào cảm tính cá nhân, chứ không dựa vào việc nghiên cứu một cách cẩn trọng các đặc điểm của gà chọi.

Mọi sư kê đều phải thường xuyên thử nghiệm gà bằng cách xổ chúng với gà mồi. Đánh giá dựa trên cách chúng đá nạp và đá lông.  Gà đá lông dữ dằn được chuộng bất kể kích thước ra sao, bởi nó hầu như có xu hướng đá đều đặn, tận dụng được thời gian quý giá lúc cận chiến và đá bồi nhanh chóng.

Gà dáng cao, mau đá lông, đôi khi  ỷ  lại quá nhiều vào lối này mà bỏ qua không chịu đá. Việc xổ và huấn luyện thường xuyên thường sửa được lỗi tật tệ hại này, đặc biệt là khi xổ với con lớn hơn và đá hay hơn nó trước, rồi mới chuyển qua con nhỏ hơn và đá kém hơn. Nó sẽ nhanh chóng nhận ra lỗi tật của mình quá bất lợi và thay đổi khi đá trường vốn dựa trên những gì đã học, luôn là điều có lợi.

 

Khi bạn muốn mua gà hay mà không có cơ hội được lựa tận tay, bạn nên chọn những con thuộc về dòng hay phân dòng đã nổi danh; và nếu bạn thích một lối đá nhất định, tên gọi của nhiều dòng gà sẽ giúp bạn lựa chọn một cách khôn ngoan.

Gà chọi nên được mua từ nhà phân phối (dealer) mà bạn tin tưởng nhất, hay là nơi mà bạn có thể thẩm tra. Một số dòng hay phân dòng luôn được ghi nhận về năng lực đá trường – nhưng một số con lại làm hại danh tiếng này. Ở những dòng hay phân dòng khác, sự đảo chiều đôi khi là có thực, và loại bỏ chúng càng nhanh chóng thì sẽ càng có lợi về nhiều mặt. Sẽ tốn tiền vô ích khi mua phải những con như vậy – sẽ mất thời gian vô ích khi lai tạo chúng – và nếu đem đá trường thì bạn sẽ lãnh đủ.

Sư kê và người mới chơi thường hoàn toàn thất vọng với hiện tượng mà họ gọi  là “luồng xui xẻo”, trong khi nếu nghiên cứu cẩn trọng về các đặc điểm và dòng gà đem đá, bạn sẽ  tìm thấy lý do chính đáng cho sự xui xẻo của mình.

Khi một sư kê thua độ với con gà đá hay, mạnh, bạn thường cam chịu, vì biết rằng bạn sẽ chấp nhận mọi rủi ro thông thường của trận đấu, và như thành lệ, bạn không cảm thấy bực bội khi chung tiền. Không có niềm tin nào bị suy chuyển và quan điểm về bản thân cũng như gà qué vẫn như trước. Chỉ trong những trận đấu như thế này mà “xui xẻo” mới có cơ hội xảy ra.

“May độ” chiếm một phần đáng kể, đặc biệt trong suy nghĩ và mục đích của người chơi thiếu kinh nghiệm. Không nhất thiết khi tham gia bộ môn mà luôn phải đồng hành với sự khinh xuất, hay quá nhiều rủi ro. “May độ” không bao giờ được đưa vào sự  tính toán, bởi niềm vui chiến thắng mà nó mang lại không bằng một nửa so với việc nghiên cứu cẩn trọng các đặc điểm của chiến kê, huấn luyện chúng và nhận thức rằng chiến thắng giành được hoàn toàn nhờ vào công sức của chính bạn.

Người mới chơi nên tìm hiểu kỹ  lưỡng về  lối đá của dòng gà mà bạn sở hữu, hay bất cứ con gà nào mà mình kỳ vọng; bởi vì đây là điều đem lại rất nhiều niềm vui cho các bạn. Lời khuyên này không cần thiết với các cựu sư kê, bởi không ai thành công mà lại bỏ qua điều quan trọng này, và phải luôn thực hành một cách liên tục. Đây thực sự là niềm vui chủ yếu, vì với nhiều người trong số họ, điều-đúng-đắn trên cuộc đời này, là tham dự  trận đấu chỉ nhằm để kiểm tra đánh giá của chính mình.

(bancuaga.com.vn - sưu tầm internet)

Từ khoá chính của web bancuaga.com.vn
0973.143.977